ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động
Kiểm lâm vùng 2

LUẬT LÂM NGHIỆP: MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC BỔ SUNG SO VỚI LUẬT BV&PTR 2004


LUẬT LÂM NGHIỆP: MỘT SỐ NỘI DUNG ĐƯỢC BỔ SUNG SO VỚI LUẬT BV&PTR 2004

(Nguồn: Kiemlamvung2.org) Ngày 15 tháng 11 năm 2017 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký ban hành Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 trên cơ sở sủa đổi bổ sung Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Trong đó Lâm nghiệp là một ngành KT-XH vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững. Luật lâm nghiệp có một số điểm mới được bổ sung so với luật BV&PTR năm 2004 như sau:


1. Phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh đã mở rộng hơn so với luật BV&PTR năm 2004 và kết cấu, nội dung được xây dựng theo hướng điều chỉnh toàn bộ các hoạt động theo chuỗi giá trị lâm nghiệp; từ hoạt động QL => BV => PT => SD => CB => TM lâm sản. Luật Lâm nghiệp đã điều chỉnh toàn bộ các vấn đề từ nguyên tắc, yêu cầu, nội dung, phương thức quản lý đến kiểm tra, đầu tư nguồn lực, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia.

2. Đĩnh nghĩa về rừng

- Bổ sung 2 tiêu chí về: Diện tích và chiều cao.

- Phân biệt rõ: Độ tàn che và độ che phủ của rừng.

- Suy thoái rừng khoản 31, điều 2.

3. Bổ sung một số loại rừng trong phân loại rừng

- Tại khoản 2, điều 5 bổ sung vào RĐD:

+ Rừng tín ngưỡng (điểm d)

+ Rừng giống QG, Vườn thực vật QG (điểm đ)

+ Bỏ cụm từ “Khu BTTN” thành “Khu dự trữ thiên nhiên” và “Khu BT loài, sinh cảnh” (điểm b,c). Phù hợp với định nghĩa trong Luật Đa dạng Sinh học.

- Khoản 3, điều 5 Bổ sung vào RPH:

+ Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư thôn (điểm a).

+ Rừng phòng hộ biên giới (điểm a).

4. Về sở hữu rừng

Tại điều 7: Luật quy định rõ rừng thuộc sở hữu toàn dân và rừng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư. Việc quy định rõ các hình thức sở hữu rừng liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân.

5. Về chính sách lâm nghiệp

- Tại điều 4: Bổ sung chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp theo hướng Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động QL, BV&PT RĐD, RPH; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp; tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, công nghiệp CBLS.

- Tại điều 94: Bổ sung, chỉnh sửa về chính sách đầu tư BV&PTR trên cơ sở quy định rõ các hoạt động được nhà nước đầu tư, hỗ trợ, và ưu đãi đầu tư.

- Tại điều 61, 62, 63, 64, 65 mục 4, chương 6 (Sử dụng rừng): Luật đã luật hóa chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Tại điều 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72 chương 7 (Chế biến và thương mại lâm sản): Bổ sung chính sách PT CB & TM lâm sản.

- Tại điều 97, 99 chương 10 (KH&CN, HTQT về lâm nghiệp): Bổ sung về chi ngân sách nhà nước KH&CN và HTQT.

6. Về chủ rừng

Tại điều 8: Bổ sung chủ rừng là “Cộng đồng dân cư” và Người Việt nam ở nước ngoài không phải là chủ rừng.

7. Về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và thu hồi rừng

- Tại điều 14: Chỉnh sửa, bổ sung về nguyên tắc về giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và thu hồi rừng theo hướng phải gắn liền với đất rừng (K5), ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại chỗ hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước (K8).

- Tại điều 16: Nhà nước chỉ thực hiện giao rừng không thu tiền sử dụng rừng, bãi bỏ quy định giao rừng có thu tiền sử dụng rừng (RSX) phù hợp với điều 55 Luật đất đai năm 2013.

- Tại điều 17: Nhà nước chỉ cho thuê RSX (RTN, RT) còn RĐD, RPH Nhà nước trao quyền cho chủ rừng (các BQL) được cho thuê môi trường rừng để kinh doanh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí.

8. Về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp

- Tại khoản 2, điều 14: Quy định chặt chẽ chủ trương việc CMĐSDR sang MĐ khác ngoài lâm nghiệp theo hướng RTN không chuyển đổi trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác (K2, Đ14).

- Tại khoản 1, điều 20: Tăng cường thẩm quyền quyết định Quốc hội.

- Tại khoản 2, điều 20: Tăng cường thẩm quyền quyết định Thủ tướng Chính phủ.

- Tại điều 21: Quy định chặt chẽ việc trồng thay thế khi CMĐSDR.

9. Về đóng, mở cửa RTN

- Tại khoản 29, 30, điều 2: Quy định rõ khái niệm về đóng, mở cửa rừng tự nhiên.

- Tại mục 4 chương 3: Quy định về Nguyên tắc, thẩm quyển, trách nhiệm của Nhà nước khi đóng, mở cửa RTN.

10. Về chế biến, thương mại lâm sản

Chương 7: Đây là chương mới hoàn toàn so với Luật năm 2004 được tách thành 2 phấn Chế biến lâm sản và Thương mại lâm sản:

- Về chế biến lâm sản: Quy định về chính sách phát triển CBLS; CB TV, ĐV rừng; XD và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của các cơ sở CBLS.

- Về thương mại lâm sản: Quy định chính sách phát triển thị trường lâm sản; quyền và nghĩa vụ của các cơ sở Thương mại LS; quản lý TMLS và KD mẫu TV, ĐV rừng nguy cấp.

11. Về KH&CN, HTQT

Chương 10: Đây là chương mới so với Luật năm 2004

- Về KH&CN: Quy định các hoạt động KH&CN; có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào KH&CN.

- Về HTQT: Quy định các hoạt động HTQT; chính sách HTQT.

Nguồn: Kiemlamvung2.org

Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm