ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Hoạt động tuyên truyền

Vai trò tác dụng của rừng



Tục ngữ dân gian có câu: ”Rừng vàng, biển bạc”.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”.

Vâng! Quả đúng như vậy

Rừng là cái nôi của sự sống, là mái nhà chung, là nguồn sống của muôn loài. Rừng là hệ sinh thái hoàn hảo, bao gồm thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ và tre nứa có độ tán che từ 10% trở lên.

Mỗi cây rừng là 1 nhà máy tổng hợp chất hữu cơ từ các chất khoáng, nước có trong đất và khí Cacbonic trong khí quyển dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Cây rừng có khả năng tái sinh, vì vậy rừng có khả năng tự tái tạo.




Tài nguyên rừng là kho báu lâm sản, thổ sản; là nguồn nguyên liệu, dược liệu không dễ gì thay thế được.

Nhà cửa, các công trình xây dựng, đồ dùng gia dụng, nội thất trong mỗi công trình, nguyên liệu để làm giấy, sơn, vec-ni, dược liệu… mà con người đang sử dụng đều từ lâm sản.

Rừng đáng quý biết bao! Những giá trị về sinh khối do sinh vật rừng mang lại mà chúng ta quen gọi là lâm sản như vừa kể chỉ là phần nhỏ trong giá trị của rừng.

Người ta đã chứng minh được rằng, trong giá trị to lớn của rừng, nếu như giá trị lâm thổ sản là 1 phần thì giá trị môi trường do rừng đem lại có giá trị gấp trăm lần hơn thế. Thật vậy:

Rừng là nhân tố góp phần hình thành đất, có tác dụng giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, thuỷ văn. Rừng là nơi khép kín các chu trình vật chất. Rừng có vai trò chủ đạo trong việc giữ cân bằng sinh thái trên trái trái đất.

Hệ thực vật rừng là nhà máy sản xuất ôxy tự nhiên khổng lồ từ khí thải CO2 do hoạt động của con người và sinh vật thải ra. Mỗi năm, tính trung bình, 1ha rừng sản xuất ra khoảng 16 tấn ôxy cho bầu khí quyển trái đất.

Có thể nói: ” Rừng là 1 bộ phận không thể thiếu trên trái đất. Rừng duy trì sự sống của chúng ta.


Rừng là như vậy, nhưng nhiều người chưa hiểu hết vai trò và tác dụng lớn lao của rừng, thiếu ý thức bảo vệ rừng.

Việc khai thác lâm sản không tuân thủ quy trình, quy phạm quản lý BVR. Nạn chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép, đặc biệt là việc đốt phá rừng làm rẫy, gây cháy rừng, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng thiếu cơ sở khoa học, vô tình hay cố ý là nguyên nhân đẫn đến mất rừng, gây hậu quả khôn lường.

Sưu tầm



Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm