ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

Phê duyệt dự án trồng, chăm sóc rừng và cây phân tán trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020


Nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, cây xanh trên địa bàn tỉnhcải thiện môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai, bảo vệ nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 01/09/2020 về phê duyệt dự án trồng, chăm sóc rừng và cây phân tán trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2020.


Lực lượng chức năng tham gia trồng rừng tại huyện Xuyên Mộc

Theo đó, UBND tỉnh phê duyệt trồng chăm sóc rừng năm 2020 đối với Ban Quản lý Khu BTTN Bình Châu - Phước Bửu (Trồng nâng cao chất lượng rừng: 50 ha; Chăm sóc rừng: 159 ha), Ban quản lý Rừng phòng hộ tỉnh (Chăm sóc rừng trồng nâng cao chất lượng năm 2: 54,6 ha; Chăm sóc rừng trồng nâng cao chất lượng năm 3: 18,1 ha; Chăm sóc rừng trồng nâng cao chất lượng năm 4: 70 ha); Ngoài ra, UBND tỉnh cũng phê duyệt trồng, chăm sóc cây phân tán năm 2020 đối với Chi cục Kiểm lâm (Trồng cây phân tán năm 2020: 27.620 cây; Chăm sóc cây phàn tán trồng năm 2018, 2019 là 63.480 cây).

UBND tỉnh cũng đề ra các yêu cầu của dự án: Rừng phải được trồng đủ diện tích, đúng thiết kế, được chăm sóc tốt để sinh trưởng, phát triển. Sau thời gian 05 năm phải khép tán, thành rừng, cây phân tán phải được chăm sóc, bảo vệ tốt đảm bảo tỷ lệ cây sống trên 90-95%. Thông qua các hoạt động trồng, chăm sóc rừng và cây phân tán tạo việc làm cho người dân sinh sống tại địa phương, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, gắn kết người dân với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra là các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng và Nhà nước về trồng, chăm sóc rừng. Đặc biệt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực đôn đốc, thường xuyên kiểm tra và yêu cầu các chủ dự án là các Ban quản lý rừng, Chi cục Kiểm lâm, đơn vị thi công thực hiện đúng phương án trồng rừng, trồng cây phân tán đã được duyệt, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh theo hồ sơ thiết kế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá hiệu quả công tác trồng rừng, trồng cây phân tán từ các năm trước để tìm ra các nguyên nhân, hạn chế, làm việc với đơn vị tư vấn có chuyên môn nghiệp vụ trồng rừng để đưa ra các giải pháp trồng, chăm sóc hiệu quả; Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc rừng, đặc biệt chú trọng lựa chọn cây giống có năng suất sinh học cao, phẩm chất tốt và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, điểu chỉnh kỹ thuật chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tể của từng khu vực, từng loại cây.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ công tác trồng rừng, đặc biệt các hộ dân đang canh tác trong rừng. Bên cạnh đó, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người dân ngay từ ban đầu, ràng buộc các đơn vị thi công phải sử dụng lao động địa phương ngay từ giai đoạn trồng đến chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng.

Cần tiến hành khảo sát, chọn địa điểm, lập hồ sơ thiết kế đảm bảo theo quy định, ưu tiên lựa chọn giống cây bản địa, có khả năng sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng đồng thời phái đáp ứng được mục tiêu sau khi thành rừng. Cây phân tán giao cho các địa phương phải được trồng trên diện tích đất ổn định lâu dài, trồng đúng kỹ thuật và có biện pháp chăm sóc, bảo vệ tốt.

Mục tiêu hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh tỉ lệ che phủ cây xanh đạt 44.2% và tỷ lệ che phủ rừng đạt 13,7%.

VTH


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm