1- Lịch sử hình thành
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 133/QĐ.UB ngày 20/11/1991 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trên cơ sở sáp nhập Chi cục Kiểm lâm nhân dân Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và các Hạt Kiểm lâm nhân dân huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai bàn giao về tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Năm 1994 thực hiện Nghị định số 39/CP ngày 18/5/1994 của Chính phủ “quy định hệ thống tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Kiểm lâm”, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quyết định số 630/QĐ.UBT ngày 09/11/1994 đổi tên “Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” thành “Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh. Tổng biên chế là 166 người, kể cả Ban quản lý Rừng cấm Bình châu-Phước Bửu. Ngoài ra, năm 1993 UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thành lập Vườn Quốc gia Côn đảo là đơn vị trực thuộc tỉnh, trong đó có Hạt Kiểm lâm thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo với biên chế ban đầu là 34 người.
Năm 1996 UBND tỉnh quyết định bàn giao việc quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu từ Chi cục Kiểm lâm sang Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý, số biên chế còn lại của Chi cục Kiểm lâm là 98 người.
Năm 2000 thực hiện quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế của Chi cục Kiểm lâm, cơ quan đã tiến hành rà soát, kiện toàn bộ máy hoạt động của toàn Chi cục, bố trí, sắp xếp lại cán bộ lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Số biên chế còn lại lúc này là 85 người.
Từ 12/2003 đến 01/2006 Chi cục Kiểm lâm phối hợp Sở Nội vụ tỉnh xét tuyển 17 người tạm tuyển trong chỉ tiêu biên chế và công chức dự bị theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để bố trí bổ sung về các Phòng, Đội, Hạt Kiểm lâm. Từ 2007 đến nay toàn bộ đã tham dự kỳ thi tuyển công chức, có 17 /17 người trúng tuyển được bổ nhiệm vào ngạch công chức Kiểm lâm, hiện ổn định công tác.
Năm 2007, thực hiện Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ “về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm địa phương”, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 15/5/2007, chuyển giao việc quản lý Chi cục Kiểm lâm từ UBND tỉnh cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng về tổ chức, biên chế, tài chính, trụ sở làm việc và trang thiết bị hiện có.
Năm 2008 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4339/QĐ.UBND ngày 28/11/2008 về việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là cơ quan hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
Năm 2017, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được UBND tỉnh kiện toàn tại Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 31/5/2017 của UBND tỉnh quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm và các Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
Ngày 04/12/2018, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 3458/QĐ-UBND về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
Ngày 23/4/2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Quyết định số 1002/QĐ-UBND về quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm và Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Chi cục Kiểm lâm là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; Là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Kiểm lâm chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cơ cấu tổ chức như sau:
a) Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
b) Các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Thanh tra - Pháp chế;
- Phòng Quản lý, bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên;
- Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.
c) Các Hạt kiểm lâm trực thuộc:
- Hạt Kiểm lâm Vũng Tàu - Phú Mỹ;
- Hạt Kiểm lâm Châu Đức - Bà Rịa;
- Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc;
- Hạt Kiểm lâm Long Điền - Đất Đỏ.
2- Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ:
2.1- Sơ đồ tổ chức:
2.2- Chức năng nhiệm vụ
a)
Vê quản lý rừng:
-
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kê hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
-
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm
nghiệp đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;
-
Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản về chuyên ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý.
b) Về phát triển rừng:
-
Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án về trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh, nuôi dưỡng, làm giàu rừng;
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu
chuẩn, quy chuấn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật về trông rừng,
cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu
rừng;
-
Thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các
dự án bảo vệ, phát triển rừng, các mô hình khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài
gỗ theo quy định của pháp luật;
-
Thực hiện công tác trồng cây phân tán trên địa
bàn tỉnh;
-
Theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các
dự án bảo vệ và phát triển rừng.
c) Về giống cây lâm nghiệp:
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và
phát trien hệ thống vườn giống, rừng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
-
Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quản lý giống, các nguồn giống, vườn giống cây trồng lâm
nghiệp; tổ chức việc bình tuyến và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống
trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, hướng dẫn, kiểm tra và chịu
trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định.
d) Về sử dụng rừng:
-
Tham mưu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phương án điều chế rừng tự nhiên,
phương án quản lý rừng bền vững, kế hoạch khai thác gỗ, lâm sản khác và chê
biên lâm sản;
-
Thẩm định, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác,
tỉa thưa gỗ rừng trồng, khai thác nhựa thông theo quy định;
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính
sách, chương trình, kế hoạch về chi trả dịch vụ môi trường rừng.
đ) Bảo tồn thiên nhiên:
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng hệ thống rừng
đặc dụng và rừng phòng hộ trên địa bàn;
-
Tham mưu quản lý các khu rừng đặc dụng, bảo tồn
đa dạng sinh học, các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy
định của pháp luật;
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý vi phạm trong
hoạt động gây nuôi, trồng cấy nhân tạo động vật, thực vật hoang dã và bảo vệ
môi trường rừng theo quy định của pháp luật;
-
Hướng dẫn, kiểm tra về bảo tồn thiên nhiên; giáo
dục môi trường gắn với cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên.
e)
Bảo vệ rừng:
-
Tham mưu cho Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền
huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các tổ
chức, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu cháy rừng và phá
rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
-
Tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá
rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật xâm hại đến rừng và đất lâm
nghiệp;
-
Dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng
phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp;
tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
-
Tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ thuộc địa phương quản lý;
-
Phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng
bảo vệ rùng của các chủ rừng và lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên
địa bàn.
g)
Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng ở địa phương:
-
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước về rùng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;
-
Tồ chức thực hiện các hoạt động xử lý, xử phạt
vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về
quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
-
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng
khi rừng bị xâm hại.
h)
Xây dựng lực lượng và tuyên truyền:
-
Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ, chế độ, chính sách và pháp luật cho công chức, viên chức ngành lâm nghiệp
và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lâm nghiệp trên địa bàn;
-
Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp
hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang
thiết bị chuyên dùng của kiểm lâm địa phương; ân chỉ xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định pháp luật.
i)
Tổ chức thực hiện các dịch vụ kỹ thuật lâm
nghiệp theo quy định pháp luật; tô chức hoạt động du lịch sinh thái phải phù
hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng và quy định của pháp luật.
k) Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa
học, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.
1) Thực hiện thanh tra chuyên ngành về lâm
nghiệp theo quy định của pháp luậtệ Giải quyết tranh chấp, khiêu
nại, tô cáo, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực lâm nghiệp; thực hiện việc
báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.
m) Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành
chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, viên
chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định
pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.