ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp



Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp vừa được Chính phủ ký ban hành ngày 25/4/2019 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2019; đồng thời Nghị định này thay thế Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ). Nghị định gồm 04 Chương, 38 Điều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Trong đó, nội dung quan trọng của Nghị định này là phần các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục nằm tại Chương II, với 18 Điều (từ Điều 7 đến Điều 24), cụ thể:

1. Hành vi lấn, chiếm rừng (Điều 7): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 50.000.000đ.

2. Hành vi khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng (Điều 8): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 25.000.000đ.

3. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng(Điều 9): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 50.000.000đ.

4. Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững (Điều 10): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 5.000.000đ.

5. Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp (Điều 11): mức phạt tiền tối thiểu là 500.000đ và tối đa là 5.000.000đ.

6. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 12): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 100.000.000đ.

7. Hành vi khai thác rừng trái pháp luật (Điều 13): mức phạt tiền tối thiểu là 500.000đ và tối đa là 200.000.000đ.

8. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính (Điều 14): mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000đ và tối đa là 50.000.000đ.

9. Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế (Điều 15): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 500.000.000đ.

10. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng (Điều 16): mức phạt tiền tối thiểu là 100.000đ và tối đa là 10.000.000đ.

11. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng (Điều 17): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 100.000.000đ.

12. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng (Điều 18): mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000đ và tối đa là 25.000.000đ.

13. Hành vi phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng (Điều 19): mức phạt tiền tối thiểu là 500.000đ và tối đa là 25.000.000đ.

14. Hành vi phá rừng trái pháp luật (Điều 20): mức phạt tiền tối thiểu là 3.000.000đ và tối đa là 200.000.000đ.

15. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng (Điều 21): mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000đ và tối đa là 400.000.000đ.

16. Hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật (Điều 22): mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000đ và tối đa là 500.000.000đ.

17. Hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật (Điều 23): mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000đ và tối đa là 500.000.000đ.

18. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản (Điều 24): mức phạt tiền tối thiểu là 500.000đ và tối đa là 10.000.000đ.

Như vậy, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

Hành vi đào, bới, phá cây rừng trái pháp luật có mức phạt tiền tối thiểu là 3.000.000đ và tối đa là 200.000.000đ; đồng thời áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm hành chính.


Thép


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm