ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

Không cấp phép gây nuôi rùa đầu to


Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa ban hành công văn chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR không hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký gây nuôi loài Rùa đầu to và tổ chức kiểm tra, rà soát việc nuôi, nhốt trái phép loài rùa đầu to trên địa bàn quản lý


Thời gian qua, ENV ghi nhận một số địa phương đã cấp phép đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài rùa đầu to vì mục đích thương mại cho một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc cấp phép này có dấu hiệu vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Loài rùa đầu to được cộng đồng khoa học quốc tế liệt kê trong Sách đỏ, thuộc danh mục các loài “nguy cấp”; đồng thời thuộc Phụ lục 1 của Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp.


Rùa đầu to (Ảnh minh họa)

Rùa đầu to là một loài động vật phân bố tại các vùng núi ở một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma, Campuchia và ở Trung Quốc. Đặc điểm nhận dạng của rùa đầu to là chúng có đuôi rất dài (bằng chiều dài thân), đầu (được phủ bởi các mảnh sừng rất cứng) không thụt vào mai được, hàm trên tạo thành móc (chính vì thế nên chúng còn được gọi là rùa mỏ vẹt), xương sọ đặc và dày. Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối, chúng đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn của chúng là động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ. Khitrưởng thành rùa có thể đạt kích thước mai khoảng hơn 20 cm.


Ở Việt Nam, rùa đầu to nằm trong danh mục bò sát của Vườn quốc gia Hoàng Liên, Vườn quốc gia Ba Bể, Khu bảo tồn Tây Yên Tử, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Tam Đảo và phân bố ở cả khu vực Miền Trung (Quảng Trị), vào đến Tây Nguyên. Đây là loài rùa có phân bố rộng ở lưu vực suối trong các khu vực rừng núi đá vôi, tuy nhiên số lượng lại hạn chế do đặc tính sinh sản. Hiện nay số lượng loài này đang suy giảm nghiêm trọng do rừng nguyên sinh mất dần (ít gặp chúng trong các khu rừng thứ sinh) và đặc biệt là do tình trạng săn bắt quá mức để mua bán trao đổi với nước ngoài. Ngay cả nỗ lực bảo tồn và sinh sản loài này của Chương trình bảo tồn rùa ở Vườn quốc gia Cúc Phương cũng gặp khó khăn. Rùa đầu to có tên trong Sách đỏ động vật Việt Nam, với mức độ đe dọa hạng R.

VTH


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm