ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp bảo vệ rừng năm 2019 giữa Chi cục Kiểm lâm vùng III với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh phía Nam


Sáng ngày 19/9/2019, tại Chi cục Kiểm lâm vùng III (TP.Hồ Chí Minh) đã diễn ra Hội nghị sơ kết Quy chế phối hợp giữa Chi cục Kiểm lâm vùng III với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh phía Nam trong công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản năm 2019.\

Quang cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng III và 21 Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc phía Nam.

Trong năm 2019, công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng khu vực các tỉnh phái Nam được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương, sự phối hợp có hiệu quả giữa Chi cục Kiểm lâm vùng III với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh phía Nam.

Kết quả trong năm 2019, qua công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, các lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 920 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (trong đó: phạt tiền 887 vụ, tịch thu vắng chủ 23 vụ và xử lý hình sự 10 vụ), so với cùng kỳ năm 2018, tổng số vụ vi phạm giảm 443 vụ (920/1363 vụ), lỉ lệ giảm 32,5%; trong mùa khô năm 2018-2019, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và kịp thời dập tắt 11 vụ cháy rừng, giảm 01 vụ so với cùng kỳ năm 2018 (11/12 vụ), tỉ lệ giảm 8,33%, với diện tích cháy là 80,87 ha.

Trong thời gian tới, Chi cục Kiểm lâm vùng III tiếp tục phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Chi cục Kiểm lâm các tỉnh phía Nam triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; tiếp tục duy trì chế độ giao ban định kỳ hàng năm, nhằm sơ kết, đánh giá tình hình hoạt động phối hợp giữa các đơn vị, đồng thời có điều kiện trao đổi, nắm bắt thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và thống nhất biện pháp, ngăn chặn, phát hiện kịp thời mọi thủ đoạn của các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh phía Nam;

Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ động vật hoang dã đến cộng đồng dân cư sống trong và ven rừng. Qua đó, từng bước góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật gây ra, nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

Thép

Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm