ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng trong năm 2019


Ngày 25/01/2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chỉ thị số 557CT-BNN-TCLN về việc tăng cường ngăn chặn các điểm nóng về phá rừng, cháy rừng.


Qua đó, để chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng ngăn chặn và giải quyết căn bản các điểm nóng về cháy rừng, phá rừng trái pháp luật ngay từ đầu năm và nhất là trong mùa khô, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, phành phố khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm sau:


1. Triển khai thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật một cách có hiệu quả; tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW.


2. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng trên địa bàn, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật; xác định, truy quét các “đầu nậu”, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là người có thẩm quyền nhưng thiếu trách nhiệm, để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản trái pháp luật; sắp xếp, kiện toàn tổ chức tại các Công ty Lâm nghiệp để hoạt động có hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; kiên quyết xóa bỏ các “điểm nóng” về phá rừng, cháy rừng và khai thác lâm sản trái pháp luật; thực hiện có hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp.


3. Rà soát thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ; tổ chức thực hiện công tác vệ sinh rừng, tu sửa hoặc làm mới đường băng cản lửa và có phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng, kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.


Chỉ đạo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng dùng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng; phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.


4. Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.


Lực lượng Kiểm lâm kiểm tra tiến độ thực hiện công trình PCCCR mùa khô 2018-2019 của Chủ rừng tại khu vực rừng phòng hộ núi Dinh-Thị Vải, thị xã Phú Mỹ


Thép


Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm