ĐƯỜNG DÂY NÓNG: (0254) 3732.318 - (0254) 3732.320
Thông tin hoạt động

Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu



Ngày 21/02/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 356/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số1624/QĐ-TTg ngày 14/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Trong đó Kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố, các Sở, ban ngành tổ chức chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.


Lực lượng Kiểm lâm kiểm tra,đánh giá phân loại cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn thành phố Vũng Tàu

Mục tiêu của Kế hoạch là tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ những nội dung nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch.

Nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch:

1. Tuyên truyền và công bố thông tin:

a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy định chi tiết Luật Lâm nghiệp.

b)Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định VPA/FLEGT cho các đối tượng có liên quan (nhân dân, đặc biệt là các hộ gia đình trồng rừng, các Ban quản lý rừng, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ và các tổ chức xã hội) thông qua các phương tiện truyền thông, các trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết trong Hiệp định VPA/FLEGT.

c) Soạn thảo các tài liệu tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định VPA/FLEGT phù hợp với nhu cầu, trình độ và năng lực của các nhóm đối tượng có liên quan về các cam kết cụ thể của Hiệp định, đảm bảo hiểu rõ, hiểu đúng về Hiệp định, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

d) Thiết lập đầu mối thông tin về Hiệp định VPA/FLEGT và các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS).


2. Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật:

a) Tiếp tục tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp; Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

b) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và truy xuất nguồn gốc gỗ; Quản lý xuất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, mua sắm công liên quan đến gỗ và sản phẩm gỗ.

c) Rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật của Việt Namliên quan đến Hiệp định VPA/FLEGT; thông tin kịp thời đến các tổ chức, cá nhân liên quan.


3. Triển khai vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp:


a) Tổ chức rà soát các cơ sở, chủ gỗ, doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu gỗ; thực hiện quy định về đánh giá phân loại doanh nghiệp, xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu phân loại doanh nghiệp theo quy định.


b) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc xác định loài gỗ.

4. Nâng cao năng lực thực thi Hiệp định VPA/FLEGT:

a) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản, đánh giá doanh nghiệp, quản lý cơ sở dữ liệu và vận hành phần mềm phân loại doanh nghiệp.

b) Hỗ trợ, tập huấn cho các doanh nghiệp, hộ gia đình trồng rừng, chế biến, xuất khẩu gỗ và thủ công mỹ nghệ về các yêu cầu và quy định của Hệ thống VNTLAS và cấp phép FLEGT.

c) Học tập kinh nghiệm từ các Tỉnh trong nước về việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và các văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS).


5.Thực hiện chính sách phát triển chế biến lâm sản:

a) Thực hiện Kế hoạch Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững theo giai đoạn, theo từng năm. Tăng cường quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp; kiểm tra, kiểm soát lâm sản.

b) Quảng bá thương hiệu, Hệ thống VNTLAS, giấy phép FLEGT và chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam. Khuyến khích việc cấp chứng chỉ rừng bền vững.

c) Thúc đẩy thương mại gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp tại địa phương. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến gỗ, sản phẩm gỗ liên doanh liên kết với chủ rừng; tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực trong chế biến lâm sản.

6. Giám sát và đánh giá thực thi pháp luật về lâm nghiệp:

a) Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật về Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật về chế biến thương mại lâm sản. Phát hiện, ngăn chặn, xác minh, xử lý các hành vi gian lận trong xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

b) Đánh giá công tác triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. Khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong việc triển khai Kế hoạch.

Trí An-CCKL

Bài đã đăng:
Văn bản mới

Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

 Xem thêm